Vai trò Epoxy trong xây dựng công nghiệp
Epoxy trong xây dựng công nghiệp, sàn công nghiệp là sự lựa chọn hàng về công năng và tính thẩm mỹ cao.
Sơn epoxy có đặc tính khô nhanh, tính chất bay hơi thấp. Khi sơn epoxy được sơn và đóng rắn tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, có độ cứng tuyệt hảo, nhờ các chất phụ gia thêm vào mà lớp phủ epoxy có độ bóng cao, rất dễ làm sạch bằng nước và các dụng cụ thông thường.
Sơn epoxy trong xây dựng công nghiệp hiện nay được sử dụng phổ biến, ứng dụng làm sàn trong các nhà máy sản xuất, gara oto, tầng hầm để xe, bệnh viện, showroom…nơi mà không có vật liệu nào có thể đáp ứng được những bộ yêu cầu kỹ thuật đặc biệt như sơn epoxy thể hiện như chịu mài mòn ma sát, chịu chùi rửa, không bám bụi, có thể kháng axit nhẹ, chống thấm nước và chịu áp lực rất tốt từ những vật nặng.
epoxy la gì?
Epoxy là hợp chất hữu cơ gốc nhựa composite, có những tính chất cơ lý đặc biệt, kháng môi trường hơn hẳn các gốc nhựa khác, là loại nhựa được sử dụng nhiều nhất trong các chi tiết máy bay, tàu thủy, giàn khoan.
Gốc nhựa Epoxy không có nhóm ester vì vậy có tính chất kết dính và khả năng kháng nước tuyệt vời, Epoxy rất lý tưởng để sử dụng trong ngành đóng tàu, là lớp lót cũng như phủ ngoài chính cho tàu chất lượng cao thay cho polyester dễ bị thủy phân bởi nước và gelcoat.
Ngoài ra, do có hai vòng benzen bền vững ở vị trí trung tâm nên nhựa epoxy trong xây dựng công nghiệp chịu ứng suất cơ và nhiệt tốt hơn mạch thẳng, epoxy rất cứng, dai, kháng nhiệt.
Một trong những ưu điểm nổi bật của epoxy là tính co ngót thấp trong khi đóng rắn, Lực kết dính, tính chất cơ lý tuyệt vời của epoxy giúp vật liệu bám dính cực tốt lên các bề mặt không đồng nhất như: kim loại, nhựa, bê tông, kính, gỗ…
Nhìn chung, epoxy trong xây dựng công nghiệp được biết đến với đặc tính bám dính tuyệt hảo, khả năng chống lại tác động của nhiệt và hóa chất, các đặc tính cơ học và đặc tính cách điện tuyệt vời. Vì vậy không có gì kì lạ khi epoxy nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chất phủ bề mặt (coatings).
Cấu tạo & ứng dụng epoxy trong xây dựng công nghiệp
Sơn epoxy bao gồm 2 thành phần A và B, thông thường được trộn theo tỉ lệ 4:1.
Thành phần A chủ yếu là epoxy được phối trộn với các hạt tạo màu siêu mịn, các chất gia cường, chất hoạt động bề mặt, dung môi, phụ gia…mục đích là để epoxy có màu sắc và có thể sơn được.
Thành phần B là chất đóng rắn như đã đề cập ở trên, khi pha trộn với thành phần A chúng tạo ra các liên kết thật sự bền vững trong mạng lưới các phân tử epoxy.
Trên lý thuyết, sơn epoxy trong xây dựng công nghiệp có rất nhiều loại, tùy theo từng đặc tính cơ lý nào người ta yêu cầu mà sơn epoxy được pha trộn chế tạo để tạo ra các đặc tính vượt trội đó.
Trên thực tế thị trường hiện nay, thông dụng nhất là 3 loại sơn epoxy:
+ Sơn epoxy không dung môi.
+ Sơn epoxy dung môi dầu.
+ Sơn epoxy dung môi nước
Mỗi dòng sơn này đều có những đặc tính và cách thức ứng dụng phù hợp với các điều kiện thực tế riêng, nhưng nhìn chung đều có các tiêu chí cơ bản về tính chống chịu cơ lý, hóa học từ tốt đến rất tốt.
Trong bài sau, chúng tôi sẽ giới thiệu đầy đủ đến các bạn về cấu tạo, những ứng dụng riêng của các dòng epoxy đã kể trên. Cũng như giới thiệu sâu hơn về thành phần của một lớp sơn epoxy hoàn chỉnh, sơn lót epoxy, sơn phủ epoxy và công dụng của từng lớp. Trình bày về các điều kiện thi công, cách thức thi công để đảm bảo lớp bảo vệ epoxy đạt hiệu quả tốt nhất.
Sơn epoxy có đặc tính khô nhanh, tính chất bay hơi thấp. Khi sơn epoxy được sơn và đóng rắn tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, có độ cứng tuyệt hảo, nhờ các chất phụ gia thêm vào mà lớp phủ epoxy có độ bóng cao, rất dễ làm sạch bằng nước và các dụng cụ thông thường.
Quy trinh thi công nền epoxy trong xây dựng công nghiệp
1.Quy trình trên bao gồm các công việc: Tạo nhám bề mặt bằng máy phun bi, xử lý vết nứt, dặm vá các vị trí khiếm khuyết, mài phẳng các vị trí nhấp nhô có độ cao vượt quá yêu cầu(nếu có). Quy trình thi công sơn epoxy nền bê tông bắt buộc phải xử lý hiệu quả các vấn đề trên.
2.Tẩy rửa sàn bê tông nhằm loại bỏ các vết dầu mỡ, tạp chất hữu cơ (nếu có). Nếu quá trình tẩy rửa không được chú trọng dẫn đến lớp sơn lót không bám dính vào sàn nên quá trình thi công sơn epoxy trong xây dựng công nghiệp sẽ bị không dính.
3. Kiểm tra độ ẩm bề mặt nền sàn (độ ẩm yêu cầu ≤ 4%). Độ ẩm sàn bê tông nếu bị ẩm ướt thì sơn sẽ bị bong tróc, nếu sàn bê tông bị ẩm thì phải dùng lớp ngăn ẩm. Độ dày lớp này thường dày tối thiểu từ 2mm trở lên.
4. Vệ sinh tổng thể bề mặt nền sàn lần cuối bằng máy hút bụi công nghiệp công suất lớn, kiểm tra trên bề mặt nền sàn bê tông khi nào không còn bụi thì mới tiến hành sơn lót epoxy
5. Quy trình thi công sơn lót epoxy trong xây dựng công nghiệp như sau: Lăn một lớp sơn lót epoxy với định mức mà nhà sản xuất quy định, nếu thi công sai thì lớp lót sẽ không bám dính.
6. Sau khi thi công xong lớp sơn lót thì kiểm tra bề mặt sau 12 giờ kể từ lúc thi công. Nếu những vị trí bị hút nhiều, không có lớp màng trên bê tông thì phải sơn thêm 01 lớp nữa hay lăn lót bổ sung tại các vị trí bề mặt còn khiếm khuyết (nếu có, do bề mặt hấp thụ mạnh).
7. Thời gian đêm công trình vào sử dụng tối thiểu phải 07 ngày
Kết luận: Quy trình thi công sơn epoxy trong xây dựng công nghiệp muốn đạt kết quả tốt nhất thì phải chuẩn bị bề mặt và sơn lớp lót thật kỹ, nếu không dễ bị bung lớp sơn phủ.Còn biện pháp kỹ thuật để thi công sơn epoxy thì tùy vào dòng sơn mà có cách thi công khác nhau.
Bạn cần chọn nhà thầu uy tín và có kinh nghiệm chuyên sâu về epoxy để thi công cho mình,và đối tác thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi bạn sẽ được :
- tư vấn miễn phí
2. cung cấp thông tin đầy đủ của sản phẩm
3. làm mẫu 1-2 m2 sàn nền cho bạn hình dung rõ hơn về epoxy
4. được dẫn đi thực tế các công trình mà công ty Trung Tây Nguyên thi công nền epoxy
Tất cả điều miễn phí,hãy gọi ngay cho chúng tôi. Hotline:091.666.97.97 Mr.Tuấn
Hoặc liên hệ ngay: Công ty TNHH Xây Lắp Trung Tây Nguyên
chuyên nghiệp-uy tín-giá cạnh tranh
Địa chỉ: B13, Kp 6, P.Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai
Điện thoại: 0933887443 | 02512814194
Fax: 02512814195
Email: trungtaynguyen.co.ltd@gmail.com
Wedsize:trungtaynguyen.com